Hầu hết các ứng dụng hay trò chơi tải trên thiết bị Android hay iOS đều yêu cầu người dùng chấp nhận một số những điều khoản yêu cầu cung cấp thêm một số quyền sử dụng như camera, vị trí, tin nhắn, danh bạ,… Thông thường khi nhận được yêu cầu như trên từ các ứng dụng, chúng ta sẽ nhấn Đồng ý. Tuy nhiên, không nhiều người hiểu được tầm quan trọng của nó, dẫn đến những tình cảnh oái oăm.
Trong một số trường hợp ứng dụng sẽ lợi dụng đánh cắp các thông tin cá nhân của bạn.
Bạn luôn thắc mắc là làm thế nào mà một số ứng dụng lại có quyền truy cập vào danh bạ của mình và bạn luôn muốn tìm cách để hạn chế điều đó? Bạn quên mất rằng mình có sự lựa chọn, và thường thì bạn khá dễ dàng quên mất hay cố tình bỏ qua các tùy chỉnh trong quá trình thiết lập ban đầu của nhiều ứng dụng. Bạn thường chọn “Cho phép” ngay lập tức không cần nghĩ nhiều thay vì lẽ ra phải lựa chọn “Không cho phép”.
Với thực tế như thế, rõ ràng người dùng sẽ đối diện với hàng loạt những mối nguy liên quan đến việc thất thoát dữ liệu và nghiêm trọng hơn là thất thoát tài sản và những giá trị vô hình khác.
Cô Nguyễn Thị Mai, giảng viên trường Cao đẳng dược TPHCM (cao dang duoc tphcm) chia sẻ cũng từng tham gia trò chơi bói vận mệnh trên facebook, sau khi truy cập vài lần thì tài khoản facebook của cô cũng bị hack và không có cách nào lấy lại được. Sau khi hack được facebook tài khoản của cô liên tục push rất nhiều mã độc qua tin nhắn cho những facebook khác.
Còn hàng loạt những thói quen khác dễ dẫn đến mất dữ liệu cá nhân trên điện thoại như truy cập Wi-Fi miễn phí không cần xem xét, không cập nhật phần mềm, ứng dụng hay không đăt mật khẩu, khóa màn hình điện thoại….
Hãy loại bỏ quyền truy cập cho các ứng dụng mà mà bạn không thường xuyên sử dụng cũng như từ các nhà phát triển bạn không tin tưởng. Ví dụ, một số trò chơi chơi đơn giản từ một nhà phát triển có vẻ không đáng tin cậy yêu cầu truy cập vào Contact của bạn mà không có lý do rõ ràng, bạn nên đặt câu hỏi liệu nó thực sự cần thông tin này để kích hoạt và chơi các trò chơi? Mặt khác, các ứng dụng như Skype và Google Voice có thể cần đến thông tin liên lạc của bạn, vì những ứng dụng đó được sử dụng trực tiếp cho truyền thông.
Một số cách bảo vệ dữ liệu của bạn trên điện thoại
Hạn chế tải các ứng dụng 1 cách tràn lan, chỉ nên vào kho ứng dụng để tải những ứng dụng cần thiết
– Với những úng dụng không cần thiết hãy xóa khỏi máy để tránh những hoạt động “Âm thầm” mà máy không kiểm soát được.
– Việc cài đặt phần mềm giám sát ứng dụng truy cập dữ liệu cá nhân là cực kỳ quan trọng. Từ đó, người dùng sẽ biết được ứng dụng gì đang truy nhập thông tin nào trên máy. Các ứng dụng dạng này có tính năng chính như theo dõi, ghi nhật ký truy cập dữ liệu từ các ứng dụng khác, giám sát – cung cấp thông tin về định mức bảo mật của thiết bị, kiểm soát – thay đổi cài đặt bảo mật và cảnh báo – khi có ứng dụng truy cập dữ liệu một cách bất thường.
– Không truy cập vào các đường link lạ, web lạ, ngay cả khi nó có diao diện,địa chỉ rất giống thông tin chính thống. Một khi đã lỡ nhấp vào link, web lạ thì nhanh nhất có thể là xóa ngay hoặc tắt điện thoại để tránh mã độc xâm nhập máy.
– Khóa máy bằng mật khẩu, kèm theo tùy chọn xóa sạch dữ liệu của máy sau nhiều lần gõ mật khẩu sai là việc làm cần thiết. Ngoài ra, thay vì sử dụng mật khẩu bằng số đơn giản, người dùng nên chọn cả chữ cái và ký tự đặc biệt. Điều này sẽ giúp tăng độ bảo mật của máy lên nhiều lần.
(Nguồn: Tin tức tổng hợp)